Tôi PR cho PR cuốn sách giúp bạn hiểu sâu sắc về truyền thông và quan hệ công chúng.
Mình có cuốn sách này đương tối lâu rồi nhưng tuần này mình mới cho nó vào danh sách các cuốn sách cần đọc. Thú thật là mình hơi tiếc nuối vì đọc muộn quá. Mình đã đọc một mạch hết gần 300 trang sách. Mình nghĩ đây là cuốn sách mà bất cứ ai cũng nên đọc để hiểu đúng về bản chất của PR – quan hệ công chúng.
Sau đây là một số điều mình tâm đắc nhất trong cuốn sách, mình cũng lựa chọn để chia sẻ đến các bạn vì mình tin là sẽ giúp bạn hiểu được phần nào những thông điệp ý nghĩa mà tác giả Di Li truyền tải.
Rất nhiều người nghĩ rằng phải là những người nổi tiếng hay làm công tác truyền thông mới cần quan hệ công chúng. Không. Ai cũng cần quan hệ công chúng hết, bởi chất lượng những mối quan hệ của bạn sẽ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của bạn.
Quan hệ công chúng ở đây không phải là việc gì cao siêu. Nó xuất phát từ chất lượng mối quan hệ của bạn với những người xung quanh, những người bạn trò chuyện và kết nối mỗi ngày. Nếu bạn có được thiện cảm, sự ủng hộ và giúp đỡ từ những người xung quanh bạn đã có được rất nhiều ưu thế.
Hãy tưởng tượng khi bạn cần gặp gỡ vị lãnh đạo của một công ty, nếu bạn kết nối, giao tiếp tốt với chú bảo vệ hay cô lao công thì bạn sẽ được cô chú ấy chia sẻ cho thông tin là vị lãnh đạo ấy sáng nay đã đi công tác gấp. Bạn sẽ không cần phải leo bộ 5 tầng rồi ngồi chờ vài tiếng đồng hồ để được gặp gỡ vị lãnh đạo ấy trong khi anh ta không có mặt ở đây.
Hoặc khi bạn làm việc trong công ty, bạn hỗ trợ và giúp đỡ được rất nhiều phòng ban. Đặc biệt là các trưởng, phó phòng – những người thường xuyên làm việc với bạn trong cương vị là trưởng phòng kế toán. Bạn luôn tìm cách để hỗ trợ và đưa ra những phương án tối ưu, hiệu quả nhất với các phòng ban khác. Giúp họ hoàn thành mục tiêu của mình và thúc đẩy công việc của toàn công ty.
Đó là lý do vì sao ai cũng cần truyền thông, ai cũng cần quan hệ công chúng chứ không riêng gì người nổi tiếng hay người làm công tác báo chí.
Nó giống như hoa hậu phải thật sự xinh trước đã, không phải vì đăng quang hoa hậu mà cô gái ấy mới đẹp mà cô ấy đã đẹp từ trước đó rất lâu rồi. Đêm đăng quang ấy chỉ là để nhiều người được biết tới vẻ đẹp của cô thôi. Nếu cô ấy không xinh thì dù có là chuyên gia PR thì cũng chẳng thể tô vẽ để khiến cô xinh rạng ngời trong mắt công chúng được.
Lúc này bạn sẽ nói, vậy một người bình thường, một sản phẩm bình thường thì không thể truyền thông được ư? Mình nghĩ vẫn truyền thông được nhưng bản thân ta phải thật sự tập trung vào việc cải tiến, nâng cấp chính mình và sản phẩm của mình lên thường xuyên. Để tới khi có thành quả thì đó sẽ là một câu chuyện truyền thông tốt.
Mình còn nhớ trong lần nói chuyện gần đây, chị Thảo nhắc tới chị bán rau mà bọn mình rất ấn tượng. Bán rau ở chợ nhưng mặt mũi lúc nào cũng rạng rỡ, tươi tắn. Mọi người nhìn đã muốn nói chuyện và lại gần rồi. Phụ nữ đi mua hàng ai cũng hỏi “trời ơi, chị đi bán rau ở chợ có cần phải đẹp long lanh thế này không?”. Chị ấy bảo có chứ, đây là công việc và sự nghiệp của chị mà. Miệng nói, tay nhặt rau đưa cho khách, thái độ lúc nào cũng niềm nở, tươi vui. Ai mua cũng cố thêm cho khách chút hành, chút tiêu để khách thích. Khách hàng vì thế mà hôm nào cũng quay lại mua của chị.
Chẳng nhưng họ mua mà họ còn thích và thường xuyên giới thiệu bạn bè tới để mua của chị nữa. Chị ấy học cách bố trí cửa hàng của mình sao cho thật đẹp, dễ nhớ rồi tuyển thêm một bạn nhân viên vào để làm cho chị ấy. Trong lúc bạn ấy phục vụ khách hàng thì đầu chị lại dành cho việc mở rộng cửa hàng, tối ưu hoá công việc của mình sao cho nó hiệu quả nhất. Chả thế mà tới đây chị ấy lại có thêm hai cửa hàng nữa. Một cửa hàng cho chồng quản lý và một cửa hàng cho bạn nhân viên nam kia.
Bạn thấy đấy, chính chị ấy đã là một câu chuyện cảm hứng để khách hàng rỉ tai nhau tới mua và trò chuyện với chị ấy rồi. Họ tới để xem có phải cô bán rau ấy đẹp như lời đồn không? Và quả thực vẻ đẹp, sự hiếu khách của chị ấy đã khiến họ ở lại mãi mãi. Đây gọi là quan hệ công chúng đó cả nhà nha!
Trong khi đó câu chuyện về một công ty sữa ở NZ bị nghi ngờ là có chất cấm trong sữa. Mình không nhớ cụ thể tên của chất này nhưng nó là chất mà không tốt cho các bạn nhỏ. Khỏi phải nói, đây là một khủng hoảng với doanh nghiệp này. Thế nhưng cách họ xử lý thì lại vô cùng tuyệt vời và chiếm được cảm tình rất lớn từ công chúng.
Cuối cùng họ gửi mẫu để kiểm tra lại một lần nữa về nghi ngờ trên.
Sau một thời gian sản phẩm được tiến hành nghiên cứu chặt chẽ họ đã được minh oan. Sản phẩm sữa ấy hoàn toàn không có chất cấm như cáo buộc. Tuy nhiên họ cũng không bán sản phẩm đó nữa mà thay thế bằng một sản phẩm khác. Họ vẫn nhận được sự ủng hộ và đánh giá rất cao từ người tiêu dùng sau sự việc ấy.
Vậy nên quan trọng nhất ở đây chính là nếu đã sai thì ta cần phải xin lỗi chân thành và tìm cách để khắc phục hậu quả. Câu chuyện về lần mua canva của mình cũng vậy. Mình đã bị một bạn lừa, mình không biết nên cũng đã truyền thông sai với học viên của mình. Lúc biết được sự thật mình rất buồn và sốc. Mình đã lựa chọn đăng bài xin lỗi và sẵn sàng hoàn tiền cho các học viên của mình dù biết mình cũng chỉ là nạn nhân trong câu chuyện này. Và việc mình làm sai, đứng ra nhận lỗi và sẵn sàng chịu trách nhiệm đã khiến các học viên của mình thông cảm, chia sẻ và không hiểu sai về mình. Chính cách giải quyết ấy đã khiến mình vẫn giữ được chữ tín trong lòng học viên và không cảm thấy hổ thẹn với lương tâm.