Chia sẻ sách Đọc sách Kiến thức Kỹ năng Rèn luyện

TRẺ EM LÀ THIÊN TÀI

Cuốn sách rất toàn diện về phương pháp thai giáo và kích hoạt não phải cho trẻ sơ sinh của Giáo sư Makoto Shichida. Cuốn sách gần 300 trang nhưng đọc khá lôi cuốn và mang tới cho cha mẹ rất nhiều kiến thức hữu ích để song hành cùng con. Đặc biệt là trong việc kích hoạt não phải cho em bé từ khi còn trong bụng mẹ. Cùng mình điểm lại những phần hữu ích nhất trong cuốn sách này nhé.|

1 Giáo dục khởi đầu từ thai giáo và trẻ sơ sinh

Trong phần này mình ấn tượng và thích nhất đó chính là phương pháp nhà Susedik. Gia đình đã áp dụng rất thành công với phương pháp giáo dục sớm bằng não phải cho những người con của mình. Cặp bố mẹ này đã chia sẻ một số những bài tập rất hữu ích để chúng ta có thể đồng hành cùng với con ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Đặc biệt là từ tháng thứ năm.

Bài tập một: mô tả bản thân mẹ và những người thân qua gương. Người mẹ sẽ đứng trước gương, ngắm mình trong gương và mô tả những đặc điểm trên cơ thể như khuôn mặt, lông mày, mũi, miệng, làn da, mái tóc để con có thể nhận diện được người thân của mình. Sau khi mô tả mẹ, hãy chuyển tiếp sang mô tả bố, anh chị em và những người thân của bé. Phần này sẽ giúp con phát triển được trí tưởng tượng ngay từ trong bào thai.

Bài tập hai: mô tả con, và quá trình mà con đang lớn lên trong cơ thể của mẹ. Mẹ yêu thương và trân trọng con ra sao. Mẹ ăn những thức ăn này với mong muốn giúp con phát triển khỏe mạnh thế nào. Cách này giúp con hấp thu ngôn ngữ và trường năng mẹ lượng của mẹ rất tốt.

Bài tập ba: hãy đọc sách cho con nghe, đồng thời mô tả những con vật, những nhân vật trong truyện để con có thể hình dung được. Bố mẹ hãy sử dụng những chuyện bằng tranh, đọc to, rõ ràng và từ tốn để bé con có thể lắng nghe.

Bài tập bốn: hãy kể cho con nghe về những bữa ăn, cách mẹ đã nấu ra sao, nhiều chất dinh dưỡng như thế nào cho sự hình thành và phát triển của con. Chính điều này sẽ giúp bé con cảm nhận được tình yêu thông qua những món ăn được đưa trực tiếp vào cơ thể của mẹ.

Bài tập năm: hãy kể cho con nghe về những địa điểm mà mẹ đã đi qua, đã trải nghiệm. Sự thú vị mà mẹ đã nhận được trong hành trình ấy, hãy chia sẻ với con để con có thể cảm nhận và vui cùng với mẹ. Biến quá trình mang thai trở thành quá trình đồng hành ý nghĩa của hai mẹ con.

Bài tập sáu: hãy giới thiệu về căn phòng của con, mô tả cho con nghe về cách mà mẹ đã trang trí căn phòng này như thế nào. Bố mẹ đã dành những điều tốt đẹp gì cho con ở trong căn phòng đó.

Bài tập bảy: học toán thể số bằng cách ghép cặp các thẻ số với nhau. Không cần con nhớ, chỉ cần con nhận diện và tưởng tượng được. Mỗi ngày cho con học khoảng năm cặp số khác nhau.

2 Phương pháp phát triển não phải

Từ không đến ba tuổi, đỡ phải có những chức năng như phát triển khả năng trực giác, khả năng ghi nhớ bằng hình ảnh, khả năng tính toán tốc độ cao, khả năng cao độ hoàn hảo và tiếp nhận nhiều ngôn ngữ. Phần này tác giả có dành một chương để nói sâu về các phương pháp kể trên. Cha mẹ rất nên đọc kỹ và thực hành nếu như cha mẹ muốn đồng hành cùng con hiệu quả. Có một số phương pháp để kích hoạt não phải cho con trong giai đoạn thai giáo và trẻ sơ sinh. Bao gồm:

– Chỉ vào từng đồ vật và gọi tên: đây là phần mà mình thường xuyên làm với Cốm ngay từ thời còn bé. Mỗi lần mình lấy một đồ vật nào đó, mình sẽ nói với con, mô tả nó và nói về tác dụng mà nó mang lại. Chính điều này đã tưới tẩm về mặt nhận thức và ngôn ngữ cho con cực kỳ tốt ngay từ khi con vừa lọt lòng.

– Đọc sách tranh cho con nghe: cách này để kích hoạt về trí tưởng tượng và ngôn ngữ cho con. Đây là điều mà mình làm thường xuyên với Cốm ngay từ trong bụng, bây giờ tiếp tục là đến em Bơ. Bạn nhà mình biết nói rất sớm, và có nói được rất nhiều từ là nhờ thói quen hữu ích này.

– Cho con xem thẻ Dot, đây là phương pháp khá mới với mình. Mình cũng đang trên hành trình thử nghiệm và đồng hành cùng bé yêu. Sẽ chia sẻ với các bạn về kết quả trong một ngày gần nhất.

– Cuối cùng đó chính là nói chuyện thường xuyên với con. Đây là phương pháp quan trọng nhất, bởi ngôn ngữ sẽ nuôi dưỡng và làm phong phú tâm hồn của trẻ. Nhờ cách này mà mình đã có một em bé hoặc ngôn, vui vẻ và kết nối với mọi người cực kỳ hiệu quả.

– Để con có thể phát triển về ngôn ngữ, đặc biệt là trong quá trình học các ngoại ngữ khác nhau. Cha mẹ cho con nghe ngôn ngữ đó 30 phút một ngày, giống như nghe nhạc nền vậy. Phần này sẽ giúp còn kích hoạt tối đa thì não phải của mình.

3 Nuôi dạy con bằng tình yêu thương

Giáo dục sớm cho con không phải là nhồi nhét kiến thức mà đó là một quá trình giúp con tìm ra những tố chất, tiềm năng và phát triển nó một cách tối ưu. Những từ khóa quan trọng nhất của việc giáo dục sớm chính là không so sánh, không vội vàng và kiên nhẫn chờ đợi kết quả. Quá trình đồng hành của mình với cốm ngày bé cho tới tận bây giờ luôn luôn là một quá trình vui vẻ thú vị, tràn đầy yêu thương. Mình và con rất ít khi bị căng thẳng hay khó chịu với nhau.

Giai đoạn từ không đến ba tuổi là giai đoạn mình đồng hành cùng với con để con được thoải mái thể hiện trí tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng tập trung của bản thân thông qua các trò chơi như vẽ, đọc sách, vận động…. Đến bây giờ khi con đã học lớp hai, thì con đã có được những kỹ năng cốt lõi như: khả năng tập trung cao độ, kỹ năng tự học, kỹ năng kể chuyện lôi cuốn, kỹ năng giao tiếp và kết nối với người khác hiệu quả, kỹ năng tự chăm sóc bản thân… tất cả những kỹ năng đó đều được mình rèn giũa một cách có chủ đích ngay từ khi con còn bé xíu. Cuối cùng đó chính là phương pháp truyền đạt tình yêu đến với con. Mình rất thích ba phương pháp này, bởi vì mình là người thực hiện nó một cách thường xuyên và đều đặn lâu nay.

Một là cái ôm tám giây: thực tế vợ chồng mình đều ôm còn hơn rất nhiều so với số dây này. Chồng mình và mình thường xin con khoảng hai phút để được ôm con vào lòng. Được trò chuyện, thủ thì, ốp con sau một ngày dài xa cách. Chính điều này đã làm cho bé con luôn cảm nhận được tình yêu thương mà bố mẹ dành cho mình.

Hai là lắng nghe con một cách chăm chú: mình thường lắng nghe kỹ càng câu chuyện mà con kể ở lớp, hoặc trên đường đi học về. Khi nghe xong bình thường phản hồi bằng cách đặt câu hỏi hoặc hỏi thêm những thông tin mà con muốn chia sẻ để hiểu hơn về câu chuyện và thông điệp của con. Về những người bạn, về lớp học và những điều diễn ra với con tại trường. Chính điều đó giúp cho mẹ con mình có một sự kết nối sâu sắc với nhau.

Cuối cùng đó chính là năm phút thủ thỉ: khi mà con mới ngủ, mặc dù ý thức đã tạm dừng hoạt động, nhưng tiềm thức của con vẫn hoạt động một cách mạnh mẽ. Đây là lúc mà chúng ta có thể tưới tẩm những điều tốt đẹp vào trong tiềm thức của con. Những mong mỏi mà chúng ta muốn dành cho bé con của mình. Mình thường hay nói với con rằng: mẹ mong em Cốm của mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, xinh đẹp và đáng yêu. Mong đôi mắt của con sẽ lấy lại được thị lực tối đa và con có thể nhìn rõ mọi thứ bằng chính đôi mắt tình anh của con. Mẹ yêu con rất nhiều, cảm ơn con vì con đã đến bên cuộc đời bố mẹ. Còn với em Bơ thì ngày nào mình cũng nói với con: mẹ mong em Bơ của mẹ luôn luôn khỏe mạnh, bình an trong bụng mẹ. Đủ ngày đủ tháng con sẽ sinh ra thật cứng cáp và khỏe mạnh trong vòng tay của bố mẹ và chị Cốm. Bố mẹ và chị yêu thương con rất nhiều. Mẹ cảm ơn con vì đã lựa chọn gia đình của chúng ta. Mẹ mong sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc và đồng hành cùng với con. Mẹ yêu con rất nhiều.

Đây là một cuốn sách bổ trợ cực kỳ tốt cho cuốn sách “siêu não phải” mà mình đã chia sẻ trước đó. Các cha mẹ có thể tìm đọc nếu quan tâm tới chủ đề này. Bởi vì thế kỷ 21 là thế kỷ mà những người có não phải phát triển sẽ đạt được thành công trên mọi lĩnh vực. Trong đó có bé con của chúng ta các cha mẹ ạ.

Lê Nghĩa

Chào các bạn! Mình là Lê Nghĩa - mình tin rằng bất cứ ai cũng đều có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, chỉ cần họ không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kĩ năng thì không gì là không thể. Điều duy nhất bạn cần làm đó là tin vào chính mình, chiến thắng sự lười biếng bên trong để tốt hơn chính mình của ngày hôm qua. Mình chắc chắn bạn sẽ đạt được những kết quả tuyệt vời trong tương lai không xa!

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *