Trong đó P là plan (lên kế hoạch), D là do (triển trai kế hoạch), C là check (kiểm tra) và A là action ( hành động). Quy trình này giúp ta lên kế hoạch chi tiết, bài bản nhưng vô tình khiến ta mất quá nhiều thời và trì hoãn hành động. Ngược lại quy trình iOIF lại giúp ta hành động ngay lập tức, tiết kiệm rất nhiều thời gian mà thu được kết quả luôn. Lý do vì khi đã có i (small input) biết một lượng nhỏ thông tin đầu vào, ta tiến hành hành động ngay thông qua O (Output). Khi hành động ta mới thấy phần mình đang làm bị thiếu ở đâu, khi ấy ta tiếp tục với I (Input) sẽ hỗ trợ và giúp ta hoàn tất được công việc. Khi kết quả ban đầu được hoàn thành ta sẽ xem xét lại thành quả bằng F (feedback). Lặp lại quy trình trên thì thành quả sẽ ngày càng được hoàn thiện theo cấp số nhân.

KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA NGƯỜI NHẬT
Một cuốn sách rất thú vị của Kanagawa Akinori. Tuần này dù đọc hai cuốn sách về tư duy phản biện nhưng mỗi cuốn sách lại mang tới cho mình những góc nhìn mới mẻ và hấp dẫn. Đặc biệt là cuốn sách này – kỹ năng tư duy phản biện của người Nhật. Cuốn sách mang tới cho ta một cách tiếp cận mới mẻ, đi từ output (đầu ra) chứ không phải input (đầu vào). Tại sao cách tiếp cận này lại hiệu quả? Nó mang tới cho ta những bài học giá trị nào và ta có thể ứng dụng nó vào cuộc sống của bản thân ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
1. TẠI SAO
Nhờ cách tiếp cận từ output tác giả đã cho ra đời được 24 cuốn sách trong vòng 2 năm. Mình có biết tới hiệu suất làm việc vô cùng xuất sắc của người Nhật nhưng mỗi khi được tiếp cận với những tấm gương điển hình mình vẫn không khỏi thán phục trước sự hết lòng và tận hiến của họ. Tác giả lựa chọn cách tiếp cận đi output là bởi ba lý do quan trọng.
Thứ nhất , vì nó tạo ra kết quả nhanh, nếu input khiến ta chần chừ, trì hoãn thì output khiến ta hành động ngay lập tức. Và chính hành động này giúp ta tự tin hơn vào bản thân bởi kết quả mà ta đã tạo ra.
Thứ hai, vì nó có sự phản hồi kịp thời. Thay vì chuẩn bị quá lâu, chờ gần tới hạn ta mới bắt đầu hành động thì output khiến ta hành động ngay lập tức. Bởi hành động sớm nên ta sẽ có được sự phản hồi sớm, vì phản hồi sớm nên ta dễ dàng sửa lại quy trình nếu nó đi sai hướng.
Cuối cùng vì nó giúp ta tập trung vào thực hành. Chỉ có thực hành mới giúp ta tạo ra kết quả thực tế. Đây là lý do vì sao có người đọc vài chục cuốn sách một năm nhưng kết quả thu được lại không bằng người đọc vài cuốn sách một năm. Tất cả nằm ở khâu thực hành mà mình sẽ làm rõ trong phần tiếp theo.
2. NHỮNG BÀI HỌC HAY
Bài học số 1: Làm bất cứ chuyện gì hãy luôn bắt đầu từ output.
Chắc bạn vẫn còn nhớ nguyên tắc 10.000 giờ. Nguyên tắc này nói rằng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, ta cần tối thiểu 10.000 giờ thực hành.
Tuy nhiên 10.000 giờ này phải là 10.000 giờ output chứ không phải input. Chẳng hạn nếu ta chỉ đọc, xem và nghe mà không viết, nói thì kết quả là zeroinput (bằng 0). Đó chính là sự khác biệt. Ngược lại càng thực hành (output) nhiều thì kỹ năng sẽ càng vượt trội. Đây mới là số lượng thời gian tính vào 10.000 giờ. Vậy nên khi có một lượng input nhỏ hãy output ngay lập tức.
Bài học số 2: đọc sách đơn thuần bằng zeroput.
Đó là lý do mình yêu cầu các thành viên của cộng đồng Nghiện Học phải sơ đồ hoá, phải viết ra bài học bằng ngôn ngữ của bản thân dù một ngày chỉ đọc được 5 hay 10 trang sách. Bởi đó là cách giúp ta tạo ra kết quả nhanh chóng nhất, biến những kiến thức của người khác thành của mình, nâng tầm tư duy đồng thời cải thiện kỹ năng truyền đạt của bản thân. Mình luôn cảm thấy mình rất may mắn, dù chưa đọc tên được phương pháp như tác giả, nhưng cách mình áp dụng lâu nay lại trùng khớp với điều mà ông chia sẻ. Chính nhờ nó mình mới từng bước tiến gần tới phiên bản bản thân mong muốn.
Bài học 3: chuyển từ quy trình PDCA sang iOIF.
3. CÁCH ỨNG DỤNG
Ứng dụng đầu tiên là trong việc truyền đạt (nói và viết). Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc truyền đạt thế nhưng ít ai dành thời gian để đo lường xem kỹ năng truyền đạt của mình tới đâu. Muốn biết kỹ năng truyền đạt của bản thân có tốt hay không thì ta cần biết được bốn cấp độ của kỹ năng này.
Cấp độ 1: truyền đạt (chia sẻ lại câu chuyện của bản thân tới đối phương)
Cấp độ 2: được truyền đạt (đối phương nắm được nội dung của câu chuyện mà đã ta chia sẻ)
Cấp độ 3: tác động tới tinh thần (chạm tới cảm xúc, trái tim của đối phương).
Cấp độ 4: tác động tới hành động (khiến cho đối phương làm ngay một việc gì đó).
Kỹ năng truyền đạt (nói và viết) tốt phải đạt được cấp độ số 4, khiến người nghe ra quyết định và hành động ngay lập tức. Phương thức này ta có thể ứng dụng trong mọi lĩnh vực từ công việc, các mối quan hệ cho đến việc kết nối với chồng hay đồng hành cùng bé con. Để có thể rèn luyện kỹ năn truyền đạt ta có thể ứng dụng hai phương thức là 2W1H và quy tắc 20/80 trong bài chia sẻ. 2W1H chính là WHY (tại sao?), WHAT (điều gì?) và HOW (làm thế nào?). Còn quy tắc 20/80 là 20% trừu tượng, 80% là cụ thể.
Có một cách cực kì hiệu quả để ta có thể phát triển mạnh mẽ kỹ năng truyền đạt của bản thân đó là dạy lại cho người khác. Đây cũng là cách mình áp dụng từ thời sinh viên cho tới tận bây giờ. Phương pháp này đúng kiểu 10 điểm không có nhưng. Bản thân mình khi học được điều gì hay thường chia sẻ cho các học viên, cho bạn bè thân thiết, cho chồng, đặc biệt là cho bé con. Nhờ việc diễn đạt cho bé con liên tục nhiều năm trời đã khiến cho kỹ năng truyền đạt của mình phát triển mạnh mẽ, bởi nếu con gái của mình hiểu thì ai ai cũng sẽ hiểu. Phương pháp này có lợi đôi đường, bố mẹ thì phát triển kỹ năng truyền đạt, xây nền kiến thức còn con thì được tiếp nhận những bài học ý nghĩa từ bố mẹ. Output của bố mẹ nhưng lại là input của con.
Cuối cùng là trong việc đầu tư. Phi vụ đầu tư sinh lời nhiều nhất chính là đầu tư vào bản thân. Tuy nhiên nó cần được làm một cách nghiêm túc và bài bản. Bởi như mình nói quan trọng của 10.000 giờ phải là 10.000 output chứ không phải 10.000 input. Cách đầu tư vào bản thân hiệu quả nhất đó chính là bắt chước những người hạng nhất. Họ là người vừa dạy nhưng đồng thời vừa liên tục học tập để tự nâng cấp năng lực của bản thân. Tiếp theo là họ vẫn đang làm việc và đang tạo ra kết quả liên tục. Nếu muốn đầu tư cho bản thân một cách nghiêm túc hãy làm như họ.
Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp bạn tiếp cận thêm được một phương thức tư duy mới. Tư duy từ đầu ra chứ không phải đầu vào. Phương pháp này dù hôm nay mới gọi được tên của nó nhưng bản thân mình đã áp dụng nó từ rất lâu rồi. Nhờ cách làm này mà mình mới có được hôm nay, thế nên mình mong các bạn hãy áp dụng nó và nhanh chóng tạo ra kết quả của riêng mình bạn nhé!