Tuần này Lê Nghĩa dành tặng bạn món quà mang tên “Bước vào cửa hiệu nhiệm màu” của tác giả James R.Doty. Cuốn sách dày hơn 300 trang được chia làm 3 phần với 13 chương. Cuốn sách kể về cuộc đời tác giả, hiện tại James R. Doty đang là giáo sư lâm sàng tại khoa Phẫu thuật thần kinh đại học Stanford. Ông cũng là người sáng lập và điều hành trung tâm nghiên cứu và giáo dục lòng trắc ẩn và vị tha (CCARE) tại trường Y đại học Standford. Ông có một tuổi thơ cơ cực, một người cha nát rượu, một người mẹ bị trầm cảm và một người anh luôn trốn tránh đối mặt với những khó khăn. Thế nhưng ông luôn nỗ lực gánh vác gia đình, tìm cha trong những quán rượu nhà tù, gọi xe cấp cứu cứu mẹ những lần mẹ tự tử và đánh nhau với những người bắt nạt anh trai.
Ông thấy cuộc đời mình thật vô định cho đến thi ông gặp được Ruth – một người chỉ dẫn tuyệt vời, giúp ông tìm ra được những tiềm năng to lớn của bản thân, tự tin vào chính mình và tìm ra mơ ước của bản thân, cho ông sức mạnh để biến ước mơ đó trở thành sự thật. Xin chia sẻ với các bạn những điều mình tâm đắc qua cuốn sách này.
Có lẽ thiền định là phương pháp đã trở nên quen thuộc với mọi người, thiền định là quá trình tĩnh tâm, lắng nghe hơi thở của chính mình. Việc thiền định sẽ giúp chúng ta được tĩnh tâm, lắng nghe được tiếng nói bên trong của chính mình, nâng cao sự tập trung trong mọi việc chúng ta làm. Có những người khi thiền định đủ sâu thì họ thiền định cả khi ăn, khi uống và trong mọi việc họ làm. Mọi người có thể đọc thêm cuốn sách “search inside yourself” để hiểu hơn về thiền định. Đọc khá nhiều sách về những người thành công, những người vươn lên từ cuộc sống khó khăn, vất vả để trở thành một người xuất chúng, mình nhận thấy họ đều có những điểm chung nhất định và thiền định là một trong số đó. Tác giả cuốn sách này cũng là một trong số những người đó, và bí quyết không thể thiếu đó chính là việc thiện định, thả lỏng cơ thể và tập trung vào hơi thở. Chia sẻ với bạn cách để thực hành như sau:
Cuối cùng: thả lỏng cơ mặt và da đầu của bạn.
Hãy ghi nhớ cảm giác thả lỏng, điềm tĩnh và ấm áp này. Giờ hãy mở mắt ra thật chậm. Ngồi một vài phút, mở mắt và không nghĩ ngợi về điều gì trong đầu.
Một kỹ thuật khác có thể hỗ trợ hạn chế tâm trí lang thang là sử dụng thần chú, một từ hay cụm từ lặp đi lặp lại, và tập trung nhìn vào một ngọn nến hoặc một vật gì khác. Việc này giúp tránh cho những suy nghĩ lang thang đó nhận được sự chú ý. Trong vài trường hợp, người dạy có thể cho người học câu thần chú bí mật của họ, nhưng bạn luôn có thể chọn bất cứ từ nào bạn muốn để làm câu thần chú của mình. Hoặc bạn có thể tập trung vào ngọn nến hoặc một vật thể nào khác cũng được. Thử xem cách nào hiệu quả nhất với mình. Mỗi người một khác.
Sẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực, đừng nản lòng. Có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn bạn mới nhận ra được những ảnh hưởng sâu sắc của một tâm trí tĩnh lặng. Bạn sẽ không còn mong muốn thu hút những xúc cảm vào suy nghĩ của mình, mà đó thường là xúc cảm tiêu cực và rối bời. Sự bình tĩnh mà bạn cảm thấy từ sự thư giãn sẽ gia tăng bởi vì bạn không bị phân tâm bởi những đối thoại nội tâm, và vì thế những phản hồi dễ xúc động sẽ không xảy ra. Nó là phản ứng đã ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn. Luyện tập bài tập này từ 20 đến 30 phút mỗi ngày.
Giờ hãy nghĩ về ai đó trong đời bạn, người đã trao cho bạn tình yêu thương vô điều kiện. Tình yêu thương vô điều kiện không phải là tình yêu hoàn hảo hay tình yêu không có tổn thương và đau đớn. Nó chỉ đơn giản nghĩa là ai đó, một lần hay một giai đoạn nào đó, từng yêu bạn với sự vị tha và không màng đến bản thân. Nếu bạn không thể nghĩ ra ai đó từng yêu mình vô điều kiện, thì hãy nghĩ về ai đó trong đời, người mà bạn trao cho họ tình yêu vô điều kiện của mình.
Trong lúc trao đi tình yêu vô điều kiện ấy cho người mà bạn quan tâm, hãy nghĩ lại bạn đã cảm thấy như thế nào khi chính mình được chấp nhận và được trao tình yêu vô điều kiện. Ngẫm lại lần nữa cảm giác của bạn khi được quan tâm, được che chở và được yêu thương bất chấp những sai lầm, thiếu sót của bạn.
Trong lúc trao tình yêu vô điều kiện ấy cho người mà bạn quan tâm, hãy nghĩ lại bạn đã cảm thấy như thế nào khi chính mình được chấp nhận và được trao tình yêu vô điều kiện. Ngẫm lại lần nữa cảm giác của bạn khi được quan tâm, được che chở và được yêu thương bất chấp những sai lầm, thiếu sót của bạn, và nghĩ về ai đó bạn quen biết với một tình cảm trung lập. Giờ, với sự chủ đích, hãy mở rộng tình yêu thương vô điều kiện của bạn tới người này. Trong khi bao bọc người này bằng tình yêu thương, hãy cầu mong họ có một cuộc đời hạnh phúc kèm một chút khổ sở trong khả năng chịu đựng. Giữ người đó trong tim bạn và nhìn về tương lai của họ. Nhìn về hạnh phúc của họ. Bạn hãy để mình tắm trong cảm giác ấm áp đó.
Nhìn nhận mọi người bạn gặp đều là những tạo vật thiếu sót, không hoàn hảo như chính bạn, một người từng phạm lỗi lầm, chọn sai hướng, và từng có lúc làm tổn thương người khác, cũng đồng thời là người đang cố vẫy vùng và xứng đáng được yêu thương. Bằng tâm trí bạn, hãy bao bọc họ bằng tình yêu, sự ấm áp và chấp nhận. Chẳng quan trọng phản ứng của họ với bạn là gì.
Ngồi trong một căn phòng yên tĩnh và nhắm mắt lại. Nghĩ về một mục tiêu hoặc một thứ gì đó mà bạn mong ước đạt được. Không quan trọng nếu những chi tiết cụ thể của viễn cảnh không được định hình hoàn hảo. Quan trọng là mục đích hãy viễn cảnh đó không bao gồm việc gây tổn hại cho người khác hay có ý định xấu. Trong khi kĩ thuật nào có thể giúp bạn đạt được mục tiêu, nó cũng sẽ kết thúc trong đau đớn và làm bạn khổ sở, khiến bạn không hạnh phúc.
Thả lỏng hoàn toàn cơ thể bạn, một khi đã thả lỏng, hãy tập trung hơi thở và cố gắng làm đầu óc trống rỗng hoàn toàn khỏi suy nghĩ. Khi những suy nghĩ xuất hiện, hãy hướng sự chú ý của bạn về hơi thở. Tập hít vào thở ra, làm rỗng đầu óc hoàn toàn. Giờ hãy nghĩ về mục tiêu hoặc mong ước của bạn và nhìn thấy bạn đã có được chúng. Duy trì viễn cảnh đó trong đầu trong khi chầm chậm hít vào thở ra. Cảm nhận những cảm xúc tích cực liên đới tới việc đạt được mục tiêu và có được điều bạn mong ước. Trải nghiệm cảm xúc tốt đẹp của việc suy nghĩ về một điều gì đó và biến nó thành hiện thực. Duy trì cảm xúc tích cực như khi bạn nhìn thấy chính mình đạt được mục tiêu.
Một khi đã thấy chính mình đạt mục tiêu và duy trì cảm xúc tích cực, hãy bắt đầu thêm chi tiết vào viễn cảnh của bạn. Chính xác thì trông bạn ra sao? Bạn đang ở đâu? Mọi người hưởng ứng bạn ra sao? Hãy thêm chi tiết nhiều hết mức có thể vào viễn cảnh của bạn. Mỗi ngày hãy lặp lại hai lần hoặc hơn, mỗi lần từ mười đến ba mươi phút. Mỗi lần bắt đầu với viễn cảnh bạn đã được mục tiêu của mình. Duy trì cảm xúc. Mỗi lần bạn nhìn vào viễn cảnh, hãy thêm nhiều chi tiết hơn. Lúc mới bắt đầu có thể mờ nhạt, nhưng bạn càng tập luyện nhiều, thì viễn cảnh càng trở nên rõ ràng hơn.
Mỗi lần tập luyện, bạn sẽ nhận thấy mình đang tinh lọc viễn cảnh khi tiềm thức của bạn bắt đầu có được mục tiêu rõ ràng. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những gì mình khám phá ra và với việc cuối cùng bạn đạt được mục tiêu của mình như thế nào. Điều quan trọng là mục tiêu của bạn chứ không phải làm thế nào bạn đạt được nó.