Cảm ơn Tái Sinh vì trên hành trình quay trở về với chính mình, mình đã nhìn ra được bao nhiêu thứ. Mình thực sự hạnh phúc và tự hào bởi những gì mình đã tìm lại được.
Mình cảm ơn những thử thách và khó khăn liên tục báo hiệu cho mình những thông điệp để mình có thể tìm ra những hướng đi mới. Chính hướng đi này sẽ giúp mình trao giá trị nhiều hơn tới những người lựa chọn mình đồng hành!
Khi biên soạn cho workshop ngày mai, mình thực sự phấn khích. Phấn khích khi mọi thứ liên tục nảy ra trong đầu. Những thứ đơn giản lắm nhưng nếu không ngồi lại, hiểu sâu, hiểu tường tận về nó mình rất dễ lạc chân và nhầm đường.
Mình thích nhất phần này. Chúng ta sẽ có kiểu phản ứng điển hình sau đây mỗi khi gặp khó khăn, thử thách.
Kiểu số 1: chán nản, bỏ cuộc, đi làm thứ khác.
Kiểu số 2: liên tục cố gắng, dù thế nào cũng phải làm đến cùng.
Kiểu số 3: nhận ra sai lầm, rút kinh nghiệm rồi làm lại cho đến khi thành công.
Khỏi phải nói bạn đều biết kiểu thứ 3 mới là kiểu sẽ đạt được những điều họ muốn phải không. Kiểu số 1 thì ta bỏ qua thôi nhỉ? Nhưng kiểu số 2 vì sao mãi không thành công? Là vì họ không chịu đọc Thông Điệp hay nói đúng hơn là họ bị “mù chữ” trong việc đọc tín hiệu. Khi ta thấy những thứ chưa ổn xảy đến, ta phải xem xét chúng, tại sao chúng lại diễn ra như vậy. Dùng bộ tư duy WHY – HOW – WHAT
Tại sao điều đó lại xảy ra? Nguyên nhân nằm ở đâu?
Nó muốn cho mình bài học gì?
Và làm thế nào để xử lý việc này.
Quá trình này tự bạn đã rút ra được bài học kinh nghiệm và thay đổi rồi.
Các khoá học của mình cũng vậy, khoá thuyết trình cũng có những học viên lựa chọn một trong ba cách trên.
Có học viên thấy khó quá bỏ cuộc luôn, dù mình đã hướng dẫn rất nhiều lần. Mình không trách họ, mình nghĩ họ cần phải học đi học lại bài học này cho đến khi họ tốt nghiệp được. Bài học mình nói ở đây không phải là bài học về thuyết trình mà là bài học về sự nỗ lực và tinh thần bền bỉ.
Kiểu học viên thứ hai (có nhưng ít hơn) đó là họ cứ làm theo cách của bản thân, không chú ý lắm tới lời feedback, nhận xét của mình. Nên các bài dù rất hay nhưng vẫn lặp đi lặp lại một lỗi sai. Đây quả thực là điều rất đáng tiếc.
Kiểu cuối cùng (rất đông) liên tục làm bài, sai ở đâu sửa ở đó, nhận diện phần mình làm chưa ổn để hoàn thiện bài của mình. Và họ vô cùng tiến bộ, tuần 3 đã làm chủ được kỹ năng thuyết trình ngon lành cành đào rồi