Tuần vừa rồi mình mới hoàn thành xong cuốn sách “Con lạnh lắm mẹ có thể ôm con không?”của tác giả Lê Thanh Ngân. Với mình đây là một cuốn sách rất hay, rất chân thực về hành trình nuôi dạy con cái. Có những câu chuyện khi đọc bạn sẽ thấy xót xa, đau đớn với hình ảnh những đứa trẻ bị cô đơn chính trong ngôi nhà của mình. Chính sự cô đơn ấy làm cho chúng trở nên xa cách, lạc lối và rơi vào những cạm bẫy ngoài kia. Vậy nên cha mẹ ạ, mỗi khi thấy bị lạc nhịp với con, đừng vội than trách, bực dọc với con mà hãy soi chiếu lại chính mình trước. Ta cần làm gương cho con, cần sửa mình trước, cần học cách yêu con đúng cách để con có thể bình yên trở về ban ta như thuở mới ban đầu. Chia sẻ với các bạn những điều mình cảm nhận được từ cuốn sách ý nghĩa này.
?. ???̂? ???̂̉ ???̣̂? ??̀?? ??̂? ??̀ ??̛̣ ??? ??̛?̛̉?? ??̛́? ???
Nếu mình là người thiên nhiều về lý trí, nói cực kì nhiều với các cha mẹ về kiến thức não bộ của con, về tư duy thì tác giả lại dùng những câu chuyện rất xúc động để đưa bài học vào. Chị ấy lột tả được hết phần tâm lý, câu chuyện phía sau xoay quanh các hành vi của trẻ. Vậy nên cuốn sách rất dễ đọc, đọc tới đâu là có thể thấm tới đó chứ không cần phải suy nghĩ quá nhiều. Cái lõi mà chị ấy truyển đạt thông qua hơn 300 trang sách chính là cha mẹ hãy luôn thể hiện tình yêu và sự tin tưởng với bé con của mình, dù ở trong bất cứ tình huống nào.
Tình thương yêu ở đây không phải là việc ta yêu con mù quáng, yêu con đến mức không biết phải trái, đúng sai mà ta yêu con bởi chính con người con. Mẹ phạt con vì hành vi này của con là sai trái, là không đúng nhưng trước hết mẹ muốn nói với con rằng mẹ rất yêu con. Mẹ sẽ nói cho con biết vì sao con sai, vì sao hành vi này mẹ buộc phải phạt con, và bài học mẹ muốn gửi đến con là gì. Nói rất rõ cho con biết, sau khi phạt con rồi thì ta có thể kết nối lại với con. Lại đây với mẹ, con biết con sai ở đâu rồi chứ, lần sau con đừng làm như thế nữa nha. Cuốn sách có rất nhiều câu chuyện hay, câu chuyện khiến mình nhớ nhất chính là câu chuyện tác giả phạt hai bé con của mình vì tội khinh thường người khác, nói là bạn chơi cờ dốt trong khi bạn mới tập chơi cờ. Phạt con, kỉ luật con để giúp con nhận ra sai lầm và sửa chữa nó, để giúp con nhận ra được một bài học ý nghĩa nữa chứ không phải phạt con để thể hiện sự uy nghiêm của mình.
Tác giả đã hỏi hai bé con của mình ngày đầu tiên con học chơi cờ con đã đánh cờ như thế nào? Con đã đánh tốt hay xuất sắc luôn chưa? Khi bé con nhớ lại và trả lời câu hỏi của mẹ cũng là lúc hai bạn ấy nhận ra mình đã thiếu tôn trọng bạn bởi ngày mới tập chơi cờ các bạn ấy cũng đánh kém như thế, thậm chí còn hơn thế nữa. Vậy nên việc ngay lập tức chê bai, chỉ trích người khác là một hành vi rất xấu, cần phải điều chỉnh ngay lập tức.
Chưa dừng lại ở đó tác giả ngoài việc giúp con nhận ra sai lầm chị ấy còn mở rộng vấn đề và giúp con tư duy sâu hơn qua tình huống ấy. Bạn ấy có thể chơi cờ kém hơn con nhưng bạn ấy lại vẽ rất đẹp, học Toán rất xuất sắc…về hai điểm này con có thể không bằng bạn. Vậy nên điều mà mẹ muốn nhắn nhủ ở đây chính là mỗi người một sở trường, một điểm mạnh. Có người giỏi lĩnh vực này, có người lại giỏi lĩnh vực khác, không ai là vẹn toàn cả. Vậy nên ta luôn phải khiêm tốn, tôn trọng người khác con ạ. Rồi chị ấy mở rộng một bài học nữa mà bản thân mình cũng rất tâm đắc và hay dạy cho Cốm đó là “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đây là câu nói rất giá trị của Bác Hồ kính yêu đã truyền dạy, mình tin nó vẫn luôn đúng dù trong bất cứ thời đại nào.
?. ??̣? ??? ???̂́? ???̛́? ??̂̀ ??̀? ???́??
Đây là bài mình rất thích trong cuốn sách của chị ấy, phải nói là ấn tượng nhất về cách chị ấy dạy quản lý tiền bạc từ nhỏ. Bản thân mình cũng có dạy Cốm nhưng cũng chưa sâu sắc thế này.
Dạy cho con mệnh giá các loại tiền từ bé, từ đồng 1000 cho đến 500 ngàn đồng.
Dạy cho con những bài toán rất thực tế khi con đi mua đồ như: con mua 5 cái kẹo hết 2000 đồng, con đưa cho cô bán hàng 10.000 đồng, vậy cô ấy sẽ trả lại cho con bao nhiêu tiền. Em ấy sẽ tính ra là 8.000 đồng. Vậy không có đồng 8.000 thì con sẽ nhận được những đồng nào để cộng thành 8.000? Em bé sẽ bắt đầu nhớ về các mệnh giá và trả lời là một đồng 5000, một đồng 2000 và một đồng 1000; Mẹ lại tiếp tục hỏi còn cách nào nữa không? Bạn ấy trả lời tiếp là 4 đồng 2000, hoặc 8 đồng 1000. Đồng 5000 có thể tách ra làm hai đồng 2000 và một đồng 1000, vậy thì con sẽ có ba đồng 2000 và hai đồng 1000. Bé con của bạn không những học về tài chính, mà còn hiểu lý do vì sao cần phải học Toán tốt.
Phân chia công việc nhà từ bé, khi con làm những công việc mà con được phân công thì con sẽ không được thưởng gì cả, tuy nhiên nếu vào những ngày công việc thuộc phần việc của bố mẹ mà con xung phong làm thì con sẽ được thưởng. Thậm chí hai chị em còn thảo luận với nhau để cùng làm sau đó chia tiền thưởng cho nhau. Đây là cách rất hay để giúp các con phát triển tư duy tài chính.
Áp dụng tư duy 4 chiếc lọ cho con: lọ tiết kiệm, lọ đầu tư, lọ từ thiện và lọ chi tiêu. Nếu mỗi lần con bỏ tiền vào hộp tiết kiệm con sẽ được thưởng 2000 đồng, nếu con bỏ vào lọ đầu tư con sẽ được thưởng 5000 đồng, con bỏ vào lọ chi tiêu con sẽ không được đồng nào, còn khi con bỏ vào lọ từ thiện dù không được thưởng tiền nhưng con sẽ nhận được lời khen từ cha mẹ. Qua việc đó cha mẹ có thể dạy cho con kiến thức về tài chính nếu con biết tiết kiệm con sẽ có một cuộc sống đủ đầy, nếu con biết đầu tư thì con sẽ khiến cho tiền sinh ra tiền, con có thời gian tâm trí để làm những việc con yêu thích. Còn nếu con chi tiêu cả số tiền ấy con sẽ không có gì, thậm chí còn nghèo đi theo thời gian. Còn nếu con biết cho đi thì con sẽ giúp đỡ được nhiều người, khi họ có cuộc sống tốt họ sẽ không đi cướp bóc, ăn trộm…con cũng sẽ được sống an toàn và bình an hơn.
?. ??̣? ??? ??̛ ??? ??̂? ??̛̀ ??́
Mình cũng rất thích góc nhìn này của chị ấy bởi mình thường xuyên làm điều này với con, chỉ một câu hỏi tò mò của con cha mẹ hoàn toàn có thể nhân cơ hội đó mà mở rộng vấn đề và giúp con phát triển tư duy sâu ngay từ thời tấm bé. Mình nhớ bé con nhà chị ấy có hỏi mẹ về nước và lửa cái nào mạnh hơn. Chị ấy không những trả lởi được câu hỏi của con mà còn mở rộng sang mặt trời và trái đất rồi kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ…sau đó là vấn đề bảo vệ môi trường để trái đất không nóng lên nữa. Dĩ nhiên để có thể giúp con đào sâu và mở rộng tư duy từ bé thì cha mẹ buộc phải có kiến thức. Nếu cha mẹ không có kiến thức thì sẽ không biết giải thích với con thế nào, thậm chí còn mắng con là hỏi gì mà hỏi lắm thế, mẹ đang bận…điều đó qủa thật rất đáng tiếc.
Vậy nên mình rất muốn nhắn nhủ đến cha mẹ là hãy không ngừng TRAU DỒI, PHÁT TRIỂN BẢN THÂN, vì khi cha mẹ phát triển, có kiến thức, có tư duy thì việc đồng hành với con sẽ vô cùng ý nghĩa, giá trị và đầy ắp thương yêu. Bởi khi có hiểu biết, có tư duy chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề rất rõ ràng và biết cách để truyền tải nó đến bé yêu của mình sao cho hiệu quả, lôi cuốn, cha mẹ nhỉ.