Hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn một cuốn sách rất hay mang tên “kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học” của Tiến Sĩ Nguyễn Thị Thu. Cuốn sách sẽ cho cha mẹ rất nhiều những cẩm nang cần thiết để có thể đồng hành cùng với bé con của mình trong giai đoạn tiểu học. Đặc biệt là trong việc rèn luyện vua của mọi kỹ năng: kỹ năng tự học.
Mục tiêu của mình khi đọc cuốn sách này đó chính là tìm hiểu sâu hơn nữa về việc thiết lập và rèn luyện kỹ năng tự học cho các bạn nhỏ trong giai đoạn tiểu học. Đây cũng là tiền đề vô cùng tuyệt vời để mình có thể đồng hành cùng với bạn nhỏ nhà mình tốt hơn.
Cuốn cẩm nang này có rất nhiều những kiến thức bổ ích dành cho các cha mẹ. Bản thân mình sau khi đọc xong cuốn sách này thì mình cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào bởi vì những gì mình đang làm đều rất đúng hướng. Có hai điểm mình cảm thấy tâm đắc và yêu thích nhất trong cuốn sách này đó chính là:
Hôm qua mình đọc trên báo Cafebiz thấy họ có chia sẻ một cuộc thi khá thú vị tại Hàn Quốc, cuộc thi không làm gì cả. Cuộc thi đơn giản chỉ là ngồi chơi và tận hưởng cuộc sống, ai càng ngồi lâu, nhịp tim càng ổn định thì sẽ được lọt vào vòng chung kết. Có lẽ bạn sẽ thấy buồn cười lắm khi nhìn thấy cuộc thi này, nhưng cá nhân mình, mình thấy đó là một cuộc thi rất ý nghĩa và quý giá, đặc biệt là trong thời kì bội thực thông tin như hiện nay.
Nếu năm trước mình dành rất nhiều thời gian để chia sẻ, để show up những gì mình có ra bên ngoài thì năm 2022 này mình lại hướng vào bên trong rất rất nhiều. Có những ngày mình dành nguyên buổi sáng chỉ để suy ngẫm về cuộc sống, về những dự định của cá nhân mình. Mình chỉ ngồi lặng lẽ trong phòng rồi nhìn xa xăm ra ngoài cửa sổ, ngắm nhìn những gì đang hiện diện bên trong. Những giây phút ấy giúp mình nhìn rõ hơn mọi thứ ở xung quanh, tự vấn sâu hơn với chính mình, đôi mắt tâm trí cũng vì vậy mà phát huy được sứ mệnh của nó.
Mình cũng nghĩ tới giây phút thảnh thơi này khi đưa con đi biểu diễn trung thu. Việc để con phải chạy ngược xuôi khắp nơi để tham gia các chương trình múa hát, đó liệu có phải là điều mà hai mẹ con mình muốn hay không? Mình hoàn toàn không muốn con phải mệt như vậy, mình thậm chí nghĩ, mình chỉ cần con tham gia một tiết mục là đủ, một tiết mục cũng đã đủ để con nhìn lại hành trình mà con đã nỗ lực để đạt được trong thời gian qua. Mình muốn con được tận hưởng thay vì phải chạy đua với thời gian, những thứ chạy đua như thế cuối cùng nó sẽ chẳng đọng lại cho con bất cứ điều gì khi thân, tâm, trí của con đều mệt mỏi và kiệt quệ.
Mình cũng nhìn thấy rất nhiều gia đình cho con đi học thêm quá nhiều, bé con không còn giây phút nào để cựa mình nữa, đi học thêm về tắm xong cũng đã khuya. Bố mẹ và con cái cứ như thế lạc lối nhau, chưa kể với cường độ học và giấc ngủ như vậy thì con của chúng ta chẳng thể nào tiến bộ được. Mình cũng rất thích sự bình an mà tác giả mang tới cho các cha mẹ quan từng trang sách. Hiểu được mục tiêu của mình trong việc nuôi dạy con ở từng giai đoạn, cha mẹ sẽ không cảm thấy ngợp, lạc lối hay nghi ngờ chính mình nữa. Ta sẽ mang tới sự bình an cho chính mình và cho cả con.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi cầm vào cuốn sách này bởi vì kỹ năng quan trọng nhất mà bạn muốn đọc ngay để đồng hành với bé con nhà mình thì lại làm ở chương cuối cùng. Lý do là vì kỹ năng tự học là tập hợp của rất nhiều những kỹ năng khác. Bạn chỉ có thể rèn luyện được kỹ năng này cho bé con của mình sau khi bạn đã giúp con đi vào nề nếp, rèn luyện được sự tập trung, học được cách quản lý thời gian, khơi dậy được tinh thần yêu thích việc học cho con mà thôi.
Chúng ta đều biết rằng kỹ năng tự học việc dành thời gian để học hỏi một thứ gì đó ta cảm thấy cần thiết và hứng thú. Chỉ có vậy ta mới có thể say mê và hết lòng với việc học đó. Tuy nhiên làm thế nào để bé con của ta khám phá ra được con yêu thích thì rất nhiều cha mẹ không trả lời được. Vì ta làm gì cho con có thời gian để ngồi lại với chính mình nhiều lắm đâu.
Mình rất đồng tình với quan điểm của tác giả, luôn nỗ lực từng chút một để giúp bé con hình thành những kỹ năng cần thiết trong độ tuổi của con. Những kỹ năng này nếu cha mẹ muốn giúp con hình thành nó phải nằm ở mục tiêu và chiến lược của cha mẹ.
Bản thân mình đã rèn cho sự tập trung và kỹ năng ngồi vào bàn học khi con còn bé xíu, đến nay bạn nhà mình có thể tập trung được 30 – 40 phút một lúc nếu con đang say xưa học gì đó. Giai đoạn 5 tuổi này, mình thấy Cốm rất thích học Toán, mẹ chỉ cần đọc đề bài, nàng ấy nghe hiểu một lượt rồi làm một lúc mấy bài. Con bảo con thấy thích Toán quá mẹ ạ. Vì thích nên nàng cứ say xưa học bài của mình, còn bố mẹ thì cứ ngồi đọc sách của bố mẹ. Hết giờ học cả cả nhà là cả nhà đứng lên đi đánh răng để đi ngủ.
Một chiến lược mình mới học được của tác giả cho việc ngủ của Cốm đó chính là thói quen tự ngủ. Bạn nhà mình rất hay hỏi, nên mỗi lần mình kể chuyện cho con trước khi đi ngủ, con hỏi nhiều dã man, nhiều khi thời gian hỏi còn mất cả tiếng. Mình áp dụng ngay chiến lược mà tác giả chia sẻ đó là đọc sách xong là lên giường ngủ ngay. Mười phút sau là cả nhà vào giấc liền, mình kể cho con nghe về em bé nhà bác Thu (tác giả cuốn sách) đã lên giường đi ngủ như thế nào. Tự thiền để đi vào giấc ngủ quan trọng ra sao, nhờ đó mà mấy hôm nay bạn nhà mình lên giường là mười phút sau đã lăn quay ra ngủ hehe. Hai mẹ con mình cùng vì thế đã dậy sớm hơn và đi học rất đúng giờ.
Sau khi giúp con có được những kỹ năng cần thiết như trên thì mình tin kỹ năng tự học của bé con sẽ được hình thành rất hiệu quả theo thời gian. Bạn Cốm nhà mình là một mình chứng cho điều đó.
Hai mẹ con tiếp tục khoảng thời gian 30 phút không làm gì cả, chỉ để con ngồi ôm bố mẹ và tỏ tường với những suy nghĩ bên trong của con.